English vietnam
Thứ 7, 27 / 04 / 2024

Là loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau bông tại nhiều nước Châu Phi, cây điều cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

 

Ngoài giá trị là thức ăn, quả điều còn được sử dụng trong ngành công nghiệp dược do có những thuộc tính như diệt sâu bệnh, diệt nấm và diệt khuẩn. Quả điều còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến da thuộc, sản xuất rượu.

 

Liên hiệp hội Điều châu Phi (ACA) được thành lập theo luật của Ghana nhằm mục tiêu thúc đẩy năng lực cạnh tranh của ngành điều Châu Phi, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao công suất chế biến, xúc tiến thương mại và tham mưu cho Chính phủ các nước Châu Phi về chính sách phát triển ngành điều. Đến nay ACA đã có 50 thành viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Các thành viên sáng lập chính của ACA gồm Hiệp hội Điều Bờ Biển Ngà (ARECA), Quỹ hỗ trợ phát triển của Đức (GTZ), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức West Africa Trade Hub của Ghana, các công ty SITA và OLAM ở Bờ Biển Ngà, hai công ty Kraft Foods  và RFA của Mỹ,...

 

Năm 2009, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã mở rộng quan hệ hợp tác với Liên hiệp hội Điều Châu Phi (ACA) khi tham gia Hội nghị thường niên lần thứ 4 của ACA tổ chức tại thành phố Abidjan (Bờ Biển Ngà).

 

Tình hình nhập khẩu điều của Việt Nam từ Châu Phi

Từ năm 1996, cùng với việc hạn chế xuất khẩu hạt điều thô ra nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu điều nguyên liệu từ thị trường này để bù đắp thiếu hụt hạt điều thô trong nước nhằm phục vụ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam.

 

hat_dieu

 

Năm 2010 và 2011, Việt Nam nhập khẩu khoảng 300.000 tấn điều thô (trong đó khoảng 250.000 tấn từ châu Phi) với tổng kim ngạch khoảng 260 triệu USD. Năm 2012, do khó khăn về đầu ra tại thị trường EU và Mỹ nên doanh nghiệp Việt Nam giảm nhập khẩu điều thô từ Châu Phi, vì vậy kim ngạch chỉ đạt 221 triệu USD. Mặc dù vậy, hạt điều vẫn là mặt hàng nhập khẩu số 1 của Việt Nam từ Châu Phi. Những thị trường cung cấp chính là Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Guinea Bissau, Benin, Togo, Burkina Faso, Mozambique, trong đó Bờ Biển Ngà là thị trường lớn nhất, chiếm tới 40% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

 

Đầu năm nay, cùng với việc phục hồi của kinh tế thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ, nhu cầu tiêu thụ điều chế biến có xu hướng tăng, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu nguyên liệu điều thô, đặc biệt từ các nước Châu Phi.

 

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu điều thô của Việt Nam từ Châu Phi tăng mạnh, đạt 170,4 triệu USD, trong đó Bờ Biển Ngà chiếm 71,48 triệu USD, Nigeria 34,23 triệu USD, Ghana 22,48 triệu USD, Tanzania 18,42 triệu USD, Guinea Bissau 11,13 triệu USD, Benin 7,8 triệu USD, Burkina Faso 2,1 triệu USD...

 

Nếu như trước đây các giao dịch mua bán điều thô vẫn chủ yếu thông qua môi giới điều của Ấn Độ, Singapore thì nay nhiều doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp điều của Châu Phi. Việc mua hàng trực tiếp đã giúp doanh nghiệp của ta giảm bớt được các chi phí trung gian, gia tăng lợi nhuận. Mặc dù vậy, trong quá trình giao dịch, đã phát sinh một số vướng mắc. Khó khăn thứ nhất là các ngân hàng Việt Nam và Châu Phi chưa thiết lập quan hệ hợp tác, điều này gây khó khăn trong việc mở L/C, tăng chi phí ngân hàng trung gian và kéo dài thời gian thanh toán. Thứ hai là một số doanh nghiệp của Châu Phi còn thiếu tôn trọng hợp đồng đã ký và khi tranh chấp xảy ra rất khó xử lý. Đôi khi các đối tác Châu Phi, chẳng hạn như tại Bờ Biển Ngà không chịu giao hàng theo hợp đồng để ép giá. Khó khăn thứ ba là tình hình chính trị của một số nước tại khu vực này còn thiếu ổn định, dẫn đến nguồn cung không được bảo đảm. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải các vấn đề như thiếu thông tin về đối tác, rào cản về văn hóa, ngôn ngữ. Ví dụ, đa số các nước Tây và Trung Phi nói tiếng Pháp trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng tiếng Anh nên gặp khó khăn trong giao dịch.

 

Để góp phần giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương và các Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Châu Phi thường xuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xác minh đối tác nhằm phòng tránh rủi ro khi giao dịch nhất là ở khu vực Tây và Trung Phi; Cảnh báo những hiện tượng lừa đảo qua mạng internet để các doanh nghiệp của ta biết cách phòng ngừa; Thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình bất ổn chính trị, xã hội, cơ hội kinh doanh, những thay đổi chính sách xuất nhập khẩu của các nước Châu Phi trên các trang tin điện tử, báo, tạp chí chuyên ngành của Bộ; Tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tham dự hội chợ-triển lãm tại Châu Phi nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường và tìm kiếm đối tác tin cậy

Back
OTHERS
Vietnam, Indian agricultural production estimated at record high (10/03/2023)
High exports but challenges ahead for fertiliser industry (01/02/2023)
Over 733 million tonnes of cargo handled at Vietnamese seaports (04/01/2023)
Vietnam’s rice export to hit 7 million tonnes this year (20/11/2022)
Vietnam enjoys trade surplus of 6.52 billion USD in January-September (14/10/2022)
Promoting exports of cashew nuts to key markets (22/09/2022)
Vietnam's rice export was up 20.5% in the first seven months of 2022 (29/08/2022)
In the first six months of 2022, pepper exports increased strongly (08/08/2022)
Vietnamese rice seeks to expand market share in the UK (22/07/2022)
Local Pepper price today 15/7/2022: Highest at 70,000 VND/kg (15/07/2022)
Brazil will increase the cultivation of non-GMO soybeans in crop season 22/23 (24/06/2022)
Mekong Delta eyes larger premium-quality rice areas to boost exports (17/06/2022)
Thailand seeks rice price pact with Vietnam to boost 'bargaining power' (10/06/2022)
Argentina could lift corn export cap to 35 million mtons (10/06/2022)
China and the Philippines increase purchases of Vietnam's rice (03/06/2022)
Next
10/03/2023
01/02/2023
04/01/2023
20/11/2022
14/10/2022
22/09/2022
29/08/2022
08/08/2022
22/07/2022
15/07/2022
PARTNER
Home|About us|Import|Export|Trade|Documents|Recruitment|Contact| Scroll to top