English vietnam
Thứ 7, 04 / 05 / 2024
Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.

Thị trường châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu đa dạng các loại thực phẩm phục vụ số dân đang tăng nhanh và có thu nhập ngày càng cải thiện, đồng thời bù đắp những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất do dịch COVID-19.
 
Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.
 
Theo nhận định, Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường châu Phi nhiều mặt hàng thực phẩm.
 
Thống kê cho thấy 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 2,38 triệu USD giá trị mặt hàng này sang Algeria.
 
Đáng lưu ý, trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi, gạo có kim ngạch lớn nhất, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
 
Chính vì vậy, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ càphê, hạt tiêu, gạo.
 
Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
 
Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này.
 
Gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
 
Bên cạnh mặt hàng gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng càphê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu càphê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính.
 
Đáng chú ý, ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu càphê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
 
Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại tại thị trường Algeria cho hay với thị trường Algeria, nông sản của Việt Nam được đánh giá có lợi thế và Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu chính càphê vào Algeria. 
 
Riêng với càphê thô Việt Nam đang chiếm 50% thị phần. Tiếp đến là mặt hàng gia vị, nhu cầu tiêu dùng khá cao, nhất là hạt tiêu do Algeria không sản xuất được. 
 
Trên thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin: Hàng Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là với hàng hóa đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và hàng hóa cùng loại của các nước có hiệp định thương mại tự do với Algeria.
 
Không chỉ với Algeria, tình trạng này phổ biến với các thị trường khác trong khu vực châu Phi. Bên cạnh đó, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác.
 
Chi phí vận chuyển cao là vấn đề lớn, hiện chi phí cho một container 20 feet từ Việt Nam sang Algeria mất khoảng 6.000 USD, từ 13.000- 14.000 USD cho một container 40 feet. 
 
Bên cạnh đó là ngôn ngữ và thói quen tiêu dùng khác biệt, tiếp cận hệ thống phân phối, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn Halal…cũng đang làm khó doanh nghiệp Việt Nam.
 
Theo ông Trần Hùng Cường- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria chia sẻ: "Ngành sản xuất thực phẩm của Nigeria chưa phát triển, hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước".
 
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria 62,94 triệu USD giá trị hàng hóa, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó với hàng thực phẩm, Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, chè, gạo, hàng hải sản, hàng rau quả, hạt tiêu, sữa và các sản phẩm sữa… dù vậy giá trị vẫn ở mức khiếm tốn.
 
Nguồn: VNA (https://www.vietnamplus.vn/ket-noi-hop-tac-kinh-doanh-va-xuat-khau-thuc-pham-sang-chau-phi/797815.vnp)
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Ngành điều cần làm gì để duy trì vị trí số 1 tại thị trường EU (16/05/2022)
Hồ tiêu rộng cửa trở lại nhóm xuất khẩu tỷ đô (06/05/2022)
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 loại hạt béo, bùi này cho Mỹ (06/05/2022)
Xuất khẩu nhân điều giảm trong quý I/2022 (08/04/2022)
Giá tiêu ngày đầu tháng 4/2022: Duy trì đi ngang (01/04/2022)
Xuất khẩu gạo sẽ nhộn nhịp hơn từ cuối tháng 3/2022 (25/03/2022)
Tháng 2/ 2022: Xuất khẩu hạt điều giảm so với tháng 1/ 2022 (18/03/2022)
Người tiêu dùng vẫn có nhu cầu tiêu thụ lớn đối với hạt điều, bất chấp dịch bệnh (11/03/2022)
2 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 8 tỷ USD (04/03/2022)
Tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu hạt tiêu (25/02/2022)
Góc nhìn: Mùa vụ, thị trường điều 2022 - chuyện gì đang diễn ra vậy? (18/02/2022)
Góc nhìn: Ngành điều năm 2021 và dự báo 2022? (18/01/2022)
Từ năm 2020, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu loại gia vị này từ Campuchia (18/01/2022)
Tổng kết năm 2021: Hai kỷ lục ngành điều (06/01/2022)
Ngành chế biến và xuất khẩu điều: Vượt rào cản, xuất khẩu điều về đích (17/12/2021)
Quay lại Xem tiếp
22/02/2023
13/02/2023
13/01/2023
11/12/2022
13/11/2022
07/10/2022
30/09/2022
05/09/2022
22/08/2022
16/08/2022
ĐỐI TÁC
Trang chủ|Giới thiệu|Nhập khẩu|Xuất khẩu|Thương mại|Tài liệu|Tuyển dụng|Liên hệ| Lên đầu trang vpp
chat skype