English vietnam
Thứ 5, 25 / 04 / 2024
Giá bình quân hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8/2020. 
 
Ngày 6/9, giá tiêu dao động từ 73.000 đồng/kg (tại Đồng Nai) đến 76.500 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mức giá này đã giảm so với mức giá trung bình của nửa đầu tháng 8 và về gần bằng thời điểm cuối tháng 7/2021.
 
Theo Cục xuất khẩu nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương, tháng 8/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu trên toàn cầu tiếp tục tăng tại một số nước sản xuất lớn như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia nhưng ổn định tại Brazil.
 
Do vậy, trong tháng 8/2021 giá hạt tiêu tại thị trường nội địa tăng mạnh và chia thành hai đợt. Nửa đầu tháng tám, giá tiêu tại thị trường trong nước tăng mạnh so với cuối tháng 7/2021. Sang đến nửa cuối tháng 8/2021, giá cà phê quay đầu giảm.
 
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch, chế biến gặp khó khăn dẫn đến nguồn cung bị gián đoạn. Hàng hóa đưa ra cảng bị ách tắc, hợp đồng xuất khẩu không đi được vì giá cước quá cao.
 
Theo ước tính, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8/2021 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trị giá 63,13 triệu USD, giảm 35,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7/2021. So với tháng 8/2020 giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng mạnh 45,8% về trị giá.
 
Tính chung tám tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197 nghìn tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
 
“Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên từ ngày 19/7, 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8 so với tháng liền kề. Dự báo, xuất khẩu hạt tiêu sẽ còn tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới.
 
Xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm mạnh. Hiện lượng hạt tiêu còn lại trong dân không nhiều, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cũng không mấy mặn mà do giá cước phí vận chuyển tăng “phi mã” và các biện pháp phòng chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt”, đại diện Cục XNK cho biết.
 
 
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng cao và nỗi lo mở rộng diện tích
 
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8/2020.
 
Tính chung 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.321 USD/ tấn, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Dự báo, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 1-2 tháng tới tiếp tục có nhiều hạn chế do dịch COVID-19, nhưng  đà tăng của giá tiêu là bền vững, do nguồn cung toàn cầu thiếu hụt, và nhu cầu thế giới sẽ tăng cao dịp cuối năm.
 
Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh đã đóng góp rất lớn vào mức tăng chung của toàn ngành hạt tiêu Việt Nam. Đây được coi là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác giảm. Tuy nhiên, giá hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến câu chuyện người nông dân mở rộng diện tích sản xuất.
 
 
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết, mặc dù nhu cầu hạt tiêu thế giới trong năm nay chỉ tăng nhẹ nhưng giá xuất khẩu hạt tiêu tăng chủ yếu do nhu cầu từ thị trường nhập khẩu.
 
Năm 2020 biến đổi khí hậu diễn biến khá cực đoan khiến sản lượng tiêu của các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Brazil  giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu thị trường dẫn đến sản lượng hạt tiêu trong năm 2021 có xu hướng giảm nhiều. Nguồn cung sụt giảm đã tác động lên giá hạt tiêu xuất khẩu.
 
“Khi nhu cầu hạt tiêu trên thế giới tăng mà nguồn từ Việt Nam và Brazil – hai nước có lượng hạt tiêu xuất khẩu lớn và chi phối thị trường hạt tiêu toàn cầu lại sụt giảm sản phẩm nghiêm trọng, không đáp ứng nhu cầu thị trường thì giá xuất khẩu phải tăng.
 
Trong xu hướng nguồn cung giảm như hiện nay thì thị trường sẽ điều tiết và chắc chắn giá lại lên, nhưng giá lên sẽ dẫn đến câu chuyện bà con quay lại mở rộng diện tích sản xuất. Các nước khác cũng vậy chứ không riêng gì Việt Nam, bởi người nông dân sản xuất tự phát theo hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, các địa phương cũng chỉ khuyến cáo vậy thôi còn trồng cây gì là do bà con quyết định. Đó là lo lắng lớn nhất của Hiệp hội”, ông Hải chia sẻ.
 
Theo NSDN
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
98,5% sản lượng điều xuất khẩu của Campuchia được bán sang Việt Nam (22/02/2023)
Giá gạo Việt xuất khẩu tăng cao nhất 2 năm (13/02/2023)
Năm 2022: Xuất khẩu gạo vượt kỳ vọng (13/01/2023)
11 tháng năm 2022: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 49 tỷ USD (11/12/2022)
Nông sản “chạy đua” lập kỷ lục 55 tỷ USD xuất khẩu (13/11/2022)
Giá tiêu hôm nay 7/10: Giảm 500 đồng/kg tại Bình Phước (07/10/2022)
Việt Nam có thể xuất khẩu gạo đạt và vượt kế hoạch trong năm 2022 (30/09/2022)
Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng hơn 11% (05/09/2022)
Tính đến tháng 7/2022, Việt Nam nhập hơn 600.000 tấn hạt điều từ Campuchia (22/08/2022)
Xuất khẩu hạt điều của tỉnh Bình Phước vẫn đạt 1 tỷ USD (16/08/2022)
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (03/08/2022)
Nhiều nông sản chủ lực bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu (22/07/2022)
Giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đang đạt mức cao nhất, tính từ đầu năm (08/07/2022)
Brazil nâng diện tích trông ngô non-GMO trong niên vụ 2022/23 (24/06/2022)
Gạo: Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Châu Phi (17/06/2022)
Xem tiếp
22/02/2023
13/02/2023
13/01/2023
11/12/2022
13/11/2022
07/10/2022
30/09/2022
05/09/2022
22/08/2022
16/08/2022
ĐỐI TÁC
Trang chủ|Giới thiệu|Nhập khẩu|Xuất khẩu|Thương mại|Tài liệu|Tuyển dụng|Liên hệ| Lên đầu trang vpp
chat skype