English vietnam
Thứ 6, 03 / 05 / 2024
Ngày 17-9, Ngân hàng HSBC Việt Nam chính thức công bố báo cáo về Triển vọng kết nối giao thương của Việt Nam. Triển vọng xuất khẩu đang tập trung đối với ngành dệt may và công nghệ thông tin.

 
Ngành sản xuất hàng dệt may Việt Nam có vị trí vững vàng trên thị trường quốc tế do chi phí nhân công thấp tạo tính cạnh tranh và vị trí địa lý thuận lợi tại trung tâm châu Á.
 
Thị trường xuất khẩu dệt may trọng yếu của Việt Nam đang từng bước chuyển sang hướng Đông. Xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc chiếm 6% trong tổng sản lượng của ngành trong năm 2013, các nước khác trong khu vực, không tính thị trường Nhật Bản, chiếm 12% trong tổng sản lượng. HSBC nhận định, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 phản ánh nhu cầu tăng cao từ thị trường trung cấp.
 
Thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sẽ giảm từ mức 50% của năm 2013 xuống gần 40% vào 2020. Tuy chỉ mới là thị trường tương đối nhỏ so với các thị trường châu Á và phương Tây, nhưng Trung Đông đang tăng trưởng nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu dệt may quan trọng của Việt Nam.
 
Đánh giá về trọng điểm ngành dệt may, HSBC cho rằng, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho thấy Việt Nam đang chuyển dịch lên dây chuyền sản xuất quần áo giá trị cao hơn để xuất khẩu và đây là ngành ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá. Việt Nam xuất khẩu gần một nửa tổng sản lượng hàng dệt may qua Mỹ trong 2012. Nhu cầu của thị trường Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong trung-dài hạn, do thu nhập bình quân của Mỹ tăng chậm sẽ tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có giá mềm hơn.
 
Trung Quốc là đối tác cung cấp nguyên liệu dệt may chính, cũng là nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Do vị trí trung tâm châu Á, Việt Nam cũng có các hoặt động thương mại với các nước khác trong khu vực. Việt Nam nhập khẩu 95% trong tổng nguyên liệu nhập khẩu ngành dệt may từ các nước láng giềng khác trong khu vực vào 2012 và tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 99% vào  năm 2030.
 
Nhiều lợi thế xuất khẩu
 
Theo HSBC, Việt Nam có lợi thế lớn là nằm ở trung tâm châu Á là khu vực thương mại năng động nhất trên thế giới. Do đó có đến ba phần tư các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết các đối tác thương mại chính của họ nằm trong khu vực này. Các hiệp định thương mại trong những năm gần đây đã thắt chặt quan hệ hợp tác thương mại trong khu vực. Gần ba phần tư các doanh nghiệp cho biết các hiệp định thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.
 
Bên cạnh đó, Việt Nam và phương Tây đang có mối quan hệ hợp tác thương mại vững chắc. Gần 20% doanh nghiệp Việt nhận thấy châu Âu là thị trường có nhiều tiềm năng nhất trong sáu tháng tới, 8% cho rằng Bắc Mỹ sẽ mang lại nhiều hứa hẹn nhất.
 
Không tới 50% doanh nghiệp giao dịch bằng tiền đồng, trong khi hơn 95% doanh nghiệp trong khảo sát đang sử dụng USD cho các thanh toán.
 
Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn thị trường và các yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng thương mại của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam nằm ở trung tâm châu Á, giữa các nước láng giềng là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, và nhiều nước Đông Nam Á khác. Nguyên nhân thứ hai, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam đã có nhiều cải thiện, lạm phát dưới mức 5% trong năm, trạng thái xuất siêu duy trì gần đây và tiền tệ ổn định. Các hiệp định thương mại trong khu vực là nguyên nhân thứ ba thúc đẩy thương mại nội vùng châu Á phát triển hơn trong những năm gần đây.
 
Với nền công nghiệp đa dạng bên cạnh việc mở rộng đầu tư, Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng của thị trường mới nổi châu Á. Ngành sản xuất thiết bị CNTT và vi tính sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau dệt may, từ nay cho đến 2030. Tăng trưởng xuất khẩu thiết bị viễn thông sẽ tạo nhiều đất cho doanh nghiệp trong nước phát huy sản xuất để thay thế các sản phẩm, linh kiện nhập khẩu hiện nay.
 
Samsung Việt Nam là nhà sản xuất thiết bị viễn thông chính tại Việt Nam với nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 2,5 tỷ USD. Đây là nhà máy mà mỗi năm đều có sản lượng năm sau tăng gấp đôi năm trước. Năm 2013 Samsung tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất thứ hai trị giá 2 tỷ USD và đang tính đến việc xây dựng thêm một nhà máy thứ ba. Điều này cho thấy các doanh nghiệp viễn thông sẵn sàng khai thác nguồn lao động sản xuất lớn, giá rẻ, và có tay nghề cao của Việt Nam. Hãng điện tử LG cũng đang sản xuất các thiết bị điện tử công nghệ cao tại Việt Nam và cũng có nhiều kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất tại đây./.
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
A&T tham dự buổi hội thảo Triển vọng Bông Brazil 2022 (29/11/2022)
Tập đoàn VNPT và T&T Group hợp tác chiến lược toàn diện (08/07/2022)
SHB và VINATEX ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện (08/02/2022)
A&T tham dự đại hội nhiệm kỳ VII của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (21/12/2021)
SHB bổ nhiệm ông Đỗ Quang Vinh làm Phó tổng giám đốc (03/11/2021)
A&T cùng với Letrading, D&A, T&T OCG cùng ủng hộ hơn 240 triệu VNĐ cho quỹ phòng chống vaxin Việt Nam (14/10/2021)
Tập đoàn T&T và đối tác Mỹ ký các hợp đồng hợp tác thương mại đầu tư trị giá hơn 3 tỷ USD (11/10/2021)
T&T Group đầu tư 800 tỷ đồng xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương (14/08/2020)
CTY CPTM A&T mở rộng văn phòng làm việc và xây dựng định hướng kinh doanh giai đoạn mới (11/08/2020)
T&T Group tiếp tục thu mua 150.000 tấn điều thô từ Bờ Biển Ngà trong năm 2020 (10/08/2020)
CTCP A&T cam kết sẽ tham gia nhập khẩu hạt điều thô từ Guinea Bissau với khối lượng 12.500 tấn trong năm 2018 (06/08/2018)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển giữa A&T với phái đoàn Chính phủ và các doanh nghiệp Mozambique (28/08/2017)
Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu giữa A&T với phái đoàn Chính phủ và các doanh nghiệp Tanzania (07/08/2017)
Lãnh đạo A&T thực hiện chuyến công tác tại Châu Phi (19/10/2016)
Hợp tác song phương giữa A&T và Oriental Agri-food (30/09/2016)
Xem tiếp
22/02/2023
13/02/2023
13/01/2023
11/12/2022
13/11/2022
07/10/2022
30/09/2022
05/09/2022
22/08/2022
16/08/2022
ĐỐI TÁC
Trang chủ|Giới thiệu|Nhập khẩu|Xuất khẩu|Thương mại|Tài liệu|Tuyển dụng|Liên hệ| Lên đầu trang vpp
chat skype