English vietnam
Thứ 6, 03 / 05 / 2024
Theo thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương tháng Tám vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 20,9% so với cùng kỳ.
 
Tính chung 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 13,65 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sau 2 năm bị “chiếm ngôi,” dệt may đã trở lại vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến.
 

 
Tuy nhiên theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành vẫn khá khiêm tốn. Nguyên do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất khi chỉ chủ động được 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lượng sợi được sử dụng cho sản xuất.
 
Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu một cách bị động, sản xuất gia công là chủ yếu, thiếu đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
 
Có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. Dưới áp lực của các hiệp định thương mại sắp được ký kết, ngành đang nỗ lực tìm mọi cách phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất. Đây cũng chính là giải pháp nâng cao chất lượng cho sản phẩm dệt may xuất khẩu. Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất, hướng dần tới những phương thức sản xuất hiện đại hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
 
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhận định: với cơ sở nhiều năm làm hàng gia công, doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý, xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được đơn hàng khó…, tạo nền tảng tốt cho các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất hàng FOB (cung ứng thêm nguyên liệu), ODM (từ thiết kế gốc phát triển thành sản phẩm).
 
Tuy nhiên, tiến tới các phương thức sản xuất cao hơn nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm Việt Nam sắp ký hàng loạt các hiệp định thương mại. Do vậy, các doanh nghiệp cần lượng sức và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực. Với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cần lưu ý nghiên cứu thị trường, sản xuất theo nhu cầu.
 
Để duy trì đà tăng trưởng này trong tháng Chín này và những tháng còn lại của năm nay, cùng với việc triển khai thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, ổn định thị trường trong nước; bảo đảm an toàn trong sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường ngoài nước nhằm đa dạng hóa thị trường cho các sản phẩm nội địa.
 
Đặc biệt, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp; giảm hàng tồn kho; tăng cường xuất khẩu; kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.
 
Dệ may là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong 8 tháng qua, chiếm đến 13,65 tỷ USD tổng kim ngạch của cả nước, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
A&T tham dự buổi hội thảo Triển vọng Bông Brazil 2022 (29/11/2022)
Tập đoàn VNPT và T&T Group hợp tác chiến lược toàn diện (08/07/2022)
SHB và VINATEX ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện (08/02/2022)
A&T tham dự đại hội nhiệm kỳ VII của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (21/12/2021)
SHB bổ nhiệm ông Đỗ Quang Vinh làm Phó tổng giám đốc (03/11/2021)
A&T cùng với Letrading, D&A, T&T OCG cùng ủng hộ hơn 240 triệu VNĐ cho quỹ phòng chống vaxin Việt Nam (14/10/2021)
Tập đoàn T&T và đối tác Mỹ ký các hợp đồng hợp tác thương mại đầu tư trị giá hơn 3 tỷ USD (11/10/2021)
T&T Group đầu tư 800 tỷ đồng xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương (14/08/2020)
CTY CPTM A&T mở rộng văn phòng làm việc và xây dựng định hướng kinh doanh giai đoạn mới (11/08/2020)
T&T Group tiếp tục thu mua 150.000 tấn điều thô từ Bờ Biển Ngà trong năm 2020 (10/08/2020)
CTCP A&T cam kết sẽ tham gia nhập khẩu hạt điều thô từ Guinea Bissau với khối lượng 12.500 tấn trong năm 2018 (06/08/2018)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển giữa A&T với phái đoàn Chính phủ và các doanh nghiệp Mozambique (28/08/2017)
Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu giữa A&T với phái đoàn Chính phủ và các doanh nghiệp Tanzania (07/08/2017)
Lãnh đạo A&T thực hiện chuyến công tác tại Châu Phi (19/10/2016)
Hợp tác song phương giữa A&T và Oriental Agri-food (30/09/2016)
Xem tiếp
22/02/2023
13/02/2023
13/01/2023
11/12/2022
13/11/2022
07/10/2022
30/09/2022
05/09/2022
22/08/2022
16/08/2022
ĐỐI TÁC
Trang chủ|Giới thiệu|Nhập khẩu|Xuất khẩu|Thương mại|Tài liệu|Tuyển dụng|Liên hệ| Lên đầu trang vpp
chat skype