English vietnam
Thứ 2, 20 / 05 / 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021. Nếu không có các yếu tố bất lợi mới, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch.

Đầu năm nay, lo ngại thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng leo thang cùng với giá vận chuyển tăng cao đã thúc đẩy đà tăng cho giá lương thực nói chung và giá gạo nói riêng. Kể từ tháng 3/2022, thị trường hàng hóa tiếp tục chao đảo bởi lạm phát đe dọa nền kinh tế và các Ngân hàng Trung ương thế giới bắt đầu cuộc chiến tăng lãi suất, giá gạo thô vẫn cho thấy sự ổn định trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu.


Trên thị trường nội địa, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh theo đà tăng của giá nông sản thế giới. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được xuất khẩu với mức 433 USD/tấn, cũng tăng khoảng 10% so với mức giá ghi nhận tại thời điểm đầu năm nay.

Giá gạo nhận hỗ trợ trong bối cảnh các nhà xuất khẩu tăng cường thu mua từ nông dân. Tuy nhiên, nguồn cung lúa gạo trong nước đang cạn kiệt vì thu hoạch vụ Hè Thu đã kết thúc và phải đợi ít nhất hai tháng nữa trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.

Thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/9, xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021. Dự kiến, 4 tháng còn lại của năm 2022, xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Nếu không có các yếu tố bất lợi mới, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch.

MXV nhận định, nhìn chung, bức tranh cung cầu của thị trường gạo đang thiên về một xu hướng tăng trong giai đoạn quý IV/2022 và đầu năm 2023. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như những mặt hàng khác. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn dư địa tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

 

 

 


Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Đức sẽ khả quan trong năm 2022 (10/12/2021)
Bước vào vụ thu hoạch sớm, hồ tiêu Đồng Nai có nhiều lợi thế cạnh tranh (03/12/2021)
Kỳ vọng lực mua hàng xuất khẩu và thị trường Trung Quốc thúc đẩy giá tiêu tăng trở lại - 26/11 (26/11/2021)
Hạt điều nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu đến từ Việt Nam (19/11/2021)
Giá lúa mì Châu Âu cao kỷ lục 14 năm (12/11/2021)
EU thông báo tần suất kiểm tra thực tế với một số mặt hàng nông sản được nhập khẩu vào EU (12/11/2021)
Giá tiêu điều chỉnh lại sau khi chạm mốc 90.000 đồng/kg (20/10/2021)
Thị trường xuất khẩu điều 9 tháng năm 2021 (15/10/2021)
Mùa vụ điều 2021/2022 tại Tanzania đã bắt đầu (13/10/2021)
Nông, sản trong nước ghi nhiều tin tức khả quan (08/10/2021)
Hạt điều Việt Nam tăng thị phần tại Nga (16/09/2021)
Nguồn cung giảm đẩy giá hạt tiêu xuất khẩu cao nhất trong 4 năm (06/09/2021)
Giá tiêu được dự báo tiếp tục tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ (31/08/2021)
Xuất khẩu điều của Việt Nam sang Thụy Sĩ tăng đáng kể trong 5 năm qua (26/08/2021)
Tình hình mua bán tiêu nội địa sôi nổi dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp (17/08/2021)
Quay lại Xem tiếp
22/02/2023
13/02/2023
13/01/2023
11/12/2022
13/11/2022
07/10/2022
30/09/2022
05/09/2022
22/08/2022
16/08/2022
ĐỐI TÁC
Trang chủ|Giới thiệu|Nhập khẩu|Xuất khẩu|Thương mại|Tài liệu|Tuyển dụng|Liên hệ| Lên đầu trang vpp
chat skype